Brand là gì? Các yếu tố quan trọng khi xây dựng thương hiệu

 24/04/2025

    1. Brand là gì?

    • Brand (Thương hiệu): Không chỉ là tên gọi hay biểu tượng, thương hiệu là sự kết hợp của nhiều yếu tố như tên, logo, thông điệp, giá trị cốt lõi, và trải nghiệm người dùng. Nó không chỉ đại diện cho sản phẩm hay dịch vụ mà còn là cảm xúc và ý nghĩa mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng.
    • Branding: Nếu "brand" là kết quả cuối cùng, thì "branding" chính là quá trình tạo dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu. Branding bao gồm thiết kế logo, xây dựng thông điệp, lựa chọn màu sắc, font chữ, và phát triển chiến lược để đảm bảo tính nhất quán. Quá trình này không chỉ làm nổi bật các yếu tố nhận diện mà còn củng cố nhận thức tích cực về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
    • Brand Marketing: Là bước đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng thông qua quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là cầu nối giữa hình ảnh thương hiệu và sự tương tác thực tế với khách hàng. Brand Marketing không chỉ truyền tải thông điệp mà còn tạo ra các cơ hội kết nối, từ chiến lược giá, quảng cáo trực tuyến đến cách thức thương hiệu tương tác với đối tượng mục tiêu, giúp thương hiệu tạo dấu ấn sâu sắc hơn.

    phan-biet-brand-branding-va-brand-marketing

    Phân biệt Brand, Branding và Brand Marketing

    Mời bạn tham khảo thêm tại bài viết: Phân biệt Brand, Branding và Brand Marketing.

    2. Xây dựng thương hiệu là gì?

    Xây dựng thương hiệu là một quá trình liên tục, nhằm củng cố sức ảnh hưởng của thương hiệu và tạo ra những kết quả kinh doanh trong tương lai.

    Bằng việc hình dung đó là một quá trình liên tục, khái niệm này chỉ ra bản chất không bao giờ kết thúc của việc xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, cũng cần những thử nghiệm thực tế bởi không ai biết chính xác cách xây dựng thương hiệu đúng đắn.

    Và bởi thị trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, việc xây dựng thương hiệu cũng ngày càng gian nan hơn, không ai biết công thức để đạt thành công liên tiếp là gì. Chúng ta chỉ biết chắc rằng cần phải thử nghiệm nhiều cách khác nhau để xây dựng thương hiệu của mình. Nếu thương hiệu nào ngừng việc xây dựng thương hiệu lại thì có vẻ thương hiệu đó đang trên bờ vực sụp đổ.

    3. 4 thành tố quan trọng khi bắt đầu xây dựng thương hiệu

    3.1. Triết lý & thông điệp thương hiệu

    Một triết lý và thông điệp mạnh mẽ, rõ ràng và nhất quán sẽ giúp khách hàng tiềm năng ngay lập tức nhận diện bạn là ai và lý do họ nên chọn sản phẩm của bạn. Trong phần này, bạn cần nhấn mạnh những lợi ích mà thương hiệu mang lại, cũng như những yếu tố tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

    3.2. Bộ nhận diện thương hiệu

    Sau khi đã xác định được thông điệp thương hiệu, bước tiếp theo là chuyển đổi chúng thành hình thức hình ảnh, đặc biệt là nhận diện thương hiệu với trọng tâm là logo.

    Sau khi sở hữu cho mình những thông điệp thương hiệu, điều tiếp theo cần làm là chuyển nó sang một hình thức khác: Hình ảnh. Cụ thể hơn là nhận diện thương hiệu mà cốt lõi là logo.

    Logo cần phải truyền tải những thông điệp của thương hiệu thông qua thiết kế, màu sắc và kiểu chữ. Tùy thuộc vào cách sử dụng, các yếu tố này có thể gợi lên những cảm xúc khác nhau. Vậy bạn muốn logo của mình thể hiện điều gì về công ty?

    Ví dụ, việc sử dụng kiểu chữ theo phong cách vintage có thể biểu thị rằng thương hiệu mang giá trị bền vững theo thời gian, trong khi việc chọn những màu sắc sáng và nổi bật có thể tạo ra cảm giác hào hứng và năng động...

    font-chu-dong-vai-tro-quan-trong-trong-bo-nhan-dien-thuong-hieu

    Font chữ đóng vai trò quan trọng trong bộ nhận diện thương hiệu

    3.3. “Trụ sở” vững chắc trên internet

    Ngoài thông điệp và logo, bạn cũng cần thiết lập một "trụ sở" vững chắc trên Internet. Trụ sở này nên là một trang web chính thức của thương hiệu, thay vì chỉ là một trang trên Facebook hay một blog cá nhân.

    Tham khảo thêm: Tại sao Website mới là kênh bạn cần tập trung vào, thay vì Facebook page?

    3.4. Thấm nhuần nền tảng thương hiệu xuyên suốt công ty

    Sau khi đã đầu tư thời gian để xây dựng nền tảng cho thương hiệu, bước tiếp theo là đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên hiểu và áp dụng triết lý cũng như thông điệp của thương hiệu trong mọi hoạt động, từ những chi tiết nhỏ nhất đến những việc lớn lao hơn trong công ty. Thương hiệu phải được thể hiện qua cách đội ngũ bán hàng trả lời điện thoại, cách đóng gói sản phẩm, và thậm chí là cách bài trí văn phòng. Hãy chắc chắn rằng mọi khía cạnh, từ sản phẩm đến con người và dịch vụ, đều truyền tải một thông điệp nhất quán mà thương hiệu muốn gửi gắm.

    Mời bạn xem chi tiết tại: 4 thành tố quan trọng khi bắt đầu xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ

    4. Quy trình Brand Marketing Plan

    Thương hiệu có khả năng tác động mạnh mẽ đến cả lý trí và cảm xúc của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến hành vi của họ. Bản chất của việc xây dựng thương hiệu là tạo ra sự kết nối giữa thương hiệu và nhu cầu của khách hàng, khiến họ có cảm xúc tích cực và ưu tiên lựa chọn thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.

    Chiến lược thương hiệu cần được xây dựng với định hướng nhất quán, tập trung vào việc tạo ra các giá trị thiết thực cho khách hàng. Khi lập kế hoạch Brand Marketing hàng năm, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu doanh số và cách thức sử dụng các yếu tố giá trị để tác động đến từng nhóm khách hàng mục tiêu, thúc đẩy hành vi mua hàng.

    Quy trình lập kế hoạch Brand Marketing bao gồm 5 bước tư duy lớn như sau:

    quy-trinh-lap-ke-hoach-brand-marketing

    Quy trình lập kế hoạch Brand Marketing

    • Bước 1: Hướng dẫn đánh giá định hướng các chiến lược căn bản của năm trước. Đồng thời, khám nghiệm toàn diện thị trường & thương hiệu, từ đó xác định vấn đề và cơ hội.
    • Bước 2: Ưu tiên các vấn đề cần xử lý & cơ hội lớn nên nắm bắt trong năm, dựa trên cơ sở nguồn lực nội tại, kết hợp xu hướng thị trường, và khả năng cạnh tranh.
    • Bước 3: Xác định các nhiệm vụ quan trọng thương hiệu cần làm và đặt ra KPI đo lường. Đồng thời, phối hợp với phòng Trade để kết nối kế hoạch của hai bên.
    • Bước 4: Đề ra các chiến dịch lớn cần thực hiện trong năm để đạt được KPI, liên kết với các chiến dịch của team Trade.
    • Bước 5: Cụ thể hóa thành các hoạt động cho đội nhóm. Đồng thời giám sát tiến độ & ngân sách để kịp thời xử lý vấn đề phát sinh.

    Để hiểu hơn về cách lập kế hoạch Brand Marketing, chuỗi khóa học Brand Marketing Plan sẽ giúp bạn đáp ứng được các yếu tố này, tăng tính thuyết phục cho kế hoạch, giúp Brand Team dễ nhận được cái “gật đầu” đồng ý và chi ngân sách từ BOD.